Chắc chắn là sát nhập rồi. Có nhiều thông tin, chủ yếu là ở con số 30-35, nhưng theo tao thì đã làm phải làm cho ra trò, nên gộp lại còn 17 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thôi, cụ thể như sau:
- Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang
- Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên
- Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái
- Lai Châu, Điện Biên, Sơn La
- Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội
- Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định
- Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa
- Nghệ An, Hà Tĩnh
- Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
- Đà Nẵng, Quảng Nam, Quãng Ngãi, Kon Tum
- Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắk, Phú Yên, Khánh Hòa
- Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắc Nông
- Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu
- Tp. Uncle Lake, Bình Dương, Tây Ninh và 1 phần Tiền Giang, Long An
- Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, 1 phần Kiên Giang, nam Long An
- Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và 1 phần Tiềng Giang
- Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang và 1 phần tỉnh Kiên Giang
Bỏ cấp huyện, thành lập các xã quy mô lớn: 1) Ở nông thôn, miền núi thì quy mô dân số tối thiểu là 20.000 dân, diện tích tối thiểu 150km2 (phải đạt 100% trở lên 1 tiêu chí, tiêu chó còn lại không thấp hơn 70%). 2) Thị trấn, phường thì quy mô dân số tối thiểu 50.000 dân, diện tích 80-100km2 (phải đạt 100% trở lên về dân số và tối thiểu 50% về diện tích). Biên chế cán bộ cấp xã không quá 50 người (không bao gồm Công an chính quy và Quân sự nếu thực đưa quân chính quy về xã, phường, thị trấn; người hoạt động không chuyên trách).
Thủ tục hành chính lâu nay huyện giải quyết thì chuyển về cho xã hết. Tại các khu vực (huyện, liên huyện) tỉnh đặt một văn phòng giải quyết thủ tục hành chính công để dân đỡ phải đi tỉnh và điều phối giải quyết các công việc trong khu vực.