Sài Xuân (hay còn gọi là Sài Thung) là viên quan không ít lần đi sứ Đại Việt. Sử chép ông ba lần sang nước ta vào các năm 1278, 1279 và 1281. Trong đó, lần đầu sang nhân Thượng hoàng Trần Thái tông băng, có ý nghe ngóng để mưu tính chinh phạt, dụ vua Trần vào chầu. Lần thứ 2 là năm 1279, bởi vua Trần không sang chầu nên đòi cống người vàng. Lần thứ 3 là năm 1281, Xuân nhận chức An nam Tuyên úy Đô Nguyên soái, đem quân hộ tống Trần Di Ái về nước Việt toan lập làm vua.
Tức là Sài sang Đại Việt tại thời điểm 2 bên đang nhạy cảm, nhà Nguyên đã coi như thống nhất xong Trung Hoa, và đang có mưu tính chinh phạt, thâu tóm Đại Việt.
Va chạm với Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là lần đi sứ thứ 3, theo Toàn thư chép thì "Xuân ngạo mạn vô lễ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh. Quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, Xuân dùng roi ngựa quất họ bị thương ở đầu. Đến điện Tập Hiền, thấy chăng bày màn trướng, hắn mới chịu xuống ngựa. Vua sai Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp. Xuân nằm khểnh không ra, Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp."
Do vậy, Hưng Đạo vương mới xin đi: "Lúc ấy Quốc Tuấn đã gọt tóc, mặc áo vải. Đến sứ quán, ông đi thẳng vào trong phòng. Xuân đứng dậy vái chào mời ngồi. Mọi người đều kinh ngạc, có biết đâu gọt tóc, mặc áo vải là hình dạng nhà sư phương Bắc. Ông ngồi xuống pha trà, cùng uống với hắn. Người hầu của Xuân cầm cái tên đứng sau Quốc Tuấn, chọc vào đầu đến chảy máu, nhưng sắc mặt Quốc Tuấn vẫn không hề thay đổi. Khi trở về, Xuân ra cửa tiễn ông."
Quốc sử quán nhà Nguyễn khi viết bộ Cương mục cho rằng cố sự này diễn ra vào lần đi sứ đầu tiên: "Cứ như thế thì khi Sài Xuân đem quân sang nước ta, đã bị quân ta đón đánh giết chết ở trên biên giới rồi, có lẽ nào lại đến cửa Dương Minh mà kiêu ngạo càn giỡ được nữa? Hay là việc này xảy ra lúc Sài Xuân sang dụ Thánh Tông vào năm Bảo Phù thứ 6 [tức năm 1278], mà Sử cũ [chỉ Toàn th] chép lầm vào đoạn sách này, nay theo Nguyên sử cải chính lại."
Tuy nhiên, Nguyên sử hay Nguyên sử loại biên không chép như vậy mà chỉ nói "Đến khi cho chú [tức Trần Di Ái] về tạm giữ giới nước ấy, thì lại ngang nhiên kháng cự, làm việc chém giết một cách càn giỡ", nghĩa là sử Trung quốc hoàn toàn không chép việc Sài Xuân va chạm với Chiêu Minh và Hưng Đạo, Quốc sử quán đã suy diễn hơi xa chính văn, chỉ căn cứ vào việc quân Sài Xuân bị đánh tan ở biên giới mà khẳng định vì thế Sài Xuân không dám kiêu ngạo.
Thực chất, tuy đúng là quân hộ tống của Sài Xuân bị đột kích, nhưng cả hai nước đều không thừa nhận là quân Đại Việt tấn công. An Nam chí lược chép "người An nam không tiếp nhận, Di Ái sợ, nửa đêm trốn về, rồi Thế tử [tức Trần Nhân tông] khiến bồi thần đón tiếp Sài Xuân vào nước để truyền lời dụ chỉ." hoặc "Đến địa giới Vĩnh Bình, người trong nước không cho vào. Di Ái sợ, đến đêm bỏ trốn về trước. Thế tử sai bồi thần đón Sài Xuân vào nước để tuyên dụ chiếu chỉ."
Thư của Trần Nhân tông gửi Nguyên đế viết rằng "Chiếu thư của thiên tử, đều kể tội nước tôi giết quốc thúc [tức Di Ái], đuổi thiên sứ, chống lại quân vua, giờ vẫn chưa tha cho. Quốc thúc là do tiên vương sai thay mặt mình vào chầu thiên tử. Thiên tử phong cho quốc thúc làm vương, quốc thúc tự mình sợ hãi, không biết đã đi đâu, chứ không phải do nước tôi giết. Quốc thúc tự trốn ra Hải Nam. Tông tộc giữ quân đội chống lại thiên triều, chứ quốc vương thực không hề biết."
Đại khái đều chối rằng không có chuyện quân Đại Việt chống lại thiên triều, mà vốn "người trong nước" không phục Di Ái nên tự ngăn lại, Di Ái sợ nên bỏ trốn, việc không liên quan tới triều đình Đại Việt.
Như vậy, giả sử như Toàn thư không hư cấu việc Hưng Đạo gặp Sài Xuân, thế thì câu chuyện có thể hiểu rằng:
1. Sài Xuân phụng chiếu Hoàng đế nhà Nguyên, đưa Trần Di Ái về nước.
2. Tới Vĩnh Bình (biên giới), quân bị phục kích, Di Ái bỏ trốn mất.
3. Sài Xuân trên người vẫn có sứ mệnh, vẫn phải sang Thăng Long tuyên chiếu. Dĩ nhiên ông ta đã bị mất mặt ở biên giới, nhưng giữa triều đình nước Việt, ông ta vẫn là vị sứ thiên triều mang theo chiếu thư, địa vị vô cùng to lớn, và quan trọng hơn là triều đình Đại Việt không thể công nhiên phản kháng. Bấy giờ, quan hệ Đại Việt với nhà Nguyên đang rất căng thẳng, nước ta liên tục cử sứ sang để làm dịu quan hệ, tránh chiến tranh đồng thời tránh phải tuân theo 6 đòi hỏi của người Nguyên . Thế thì Sài Xuân ôm mối uất ức ở biên giới, nên dở thói cũ làm càn ở kinh sư cũng là bình thường. Ông ta tìm mọi cách để làm triều đình Đại Việt mất mặt: cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh, dùng roi ngựa quất lính canh bị thương ở đầu, nằm khểnh không tiếp Thái sư Trần Quang Khải...
Về phía triều đình Đại Việt, chắc chắn là họ thấy nhục, Hịch tướng sĩ của Hưng Đạo viết: "ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình, ỷ cái thân dê chó mà bắt nạt tể phụ", chính là nhắc tới thái độ của Sài Xuân ở cung đình và với Trần Quang Khải. Vì thế, triều đình có lẽ cần gỡ lại chút danh dự, ít nhất là thể hiện cho quốc dân thấy. Hưng Đạo liền giả là nhà sư phương Bắc để vào gặp Sài Xuân.
Sử không chép cuộc đàm thoại giữa Hưng Đạo và Sài Xuân. Câu chuyện chọc tên chảy máu có lẽ không quá quan trọng dù có thực hay không, ngoài ý nghĩa thể hiện khí phách của Hưng Đạo. Nhưng điều quốc dân đồng bào muốn thấy, hoặc đúng hơn: điều mà triều đình muốn quốc dân đồng bào được chứng kiến là "Khi trở về, Xuân ra cửa tiễn ông". Thể diện của Đại Việt được gỡ lại ở điểm này. Chứ Hưng Đạo đâu cần đồng bào hay hậu thế ca ngợi vì ngài máu chảy ròng ròng vẫn ngồi uống trà đàm đạo. Đó là cái dũng của một cá nhân nhỏ bé, khó có thể khiến một đế quốc như Nguyên Mông sợ hãi.
Mà xét cho cùng, Đại Việt đâu có lợi ích gì trong sự đổ máu của bất kỳ ai, nếu sự đổ máu ấy vô nghĩa.
Chỉ có bọn ăn ko ngồi rồi, ăn bám cha mẹ, ngồi vẽ hươu vẽ vượn, chứ so sánh sao đc vs cái Dũng của tiền nhân, và sự suy tính cho an nguy của xã tắc!
T là grab còn có suy nghĩ như vậy, cớ sao cựu sinh ziên nhân văn lại cứ mang ra bỉ bôi!