• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Vụ án Hồ Duy Hải án mạng ở Việt Nam năm 2008

Phimosis_HN84

Yếu sinh lý
Mình thì thiên về HDH 90% là thằng gây án, tuy nhiên tang chứng vật chứng không đủ để kết luận, và những gì gọi là tang chứng vật chứng có được lại do sự tắc trách gây ra, nên ko đủ căn cứ để kết luận.
Nếu chỉ có 1 manh mối là không phải, các đời chủ tịch nước người ta chỉ đạo cho tới nơi tới chốn, thằng nào hung thủ có là con ông trời cũng lôi ra chứ ko để vậy đâu.
Lý do nói 90% HDH là hung thủ là gì?đưa ra dẫn chứng đi? Lý giải sao về dấu tay dính máu trên lavabo và cửa kính ko phải của HDH cũng như 2 nạn nhân Vân, Hồng?
 

AFC12345

Yếu sinh lý
Lý do nói 90% HDH là hung thủ là gì?đưa ra dẫn chứng đi? Lý giải sao về dấu tay dính máu trên lavabo và cửa kính ko phải của HDH cũng như 2 nạn nhân Vân, Hồng?
Năm 2020 hồi đấy bọn trương châu hữu danh nó leak tài liệu ra đúng vào đợt nghỉ dịch.. rảnh rỗi đọc cũng đếu hiểu tại sao thằng HDH nó lại là hung thủ được 😱
 

Phimosis_HN84

Yếu sinh lý
Năm 2020 hồi đấy bọn trương châu hữu danh nó leak tài liệu ra đúng vào đợt nghỉ dịch.. rảnh rỗi đọc cũng đếu hiểu tại sao thằng HDH nó lại là hung thủ được 😱
Bút lục sửa chữa lung tung,giả mạo cả chữ ký nhân chứng. Hình thực nghiệm hiện trường mâu thuẫn với hình ảnh ban đầu của hiện trường. Dis cụ chúng nó,tình tiết HDH nhét con dao dài 30cm vào quần bò thối đéo chịu được,cầm cái ghế xuân hoà đập nạn nhân Vân 1 cái ngất luôn,mả bố chúng nó thế cũng dựng lên được. Bình trương giờ trả nghiệp rồi, đợi bình em đi theo
 

abuzua

Yếu sinh lý
Điều rút ra duy nhất là ở VN có ccc luật phát ấy, nó xử sao là việc của nó
Vụ án lol gì mà vật chứng ra chợ mua về cho đủ, xử như đúng rồi
 

kamikaze1206

Yếu sinh lý
Mình thì thiên về HDH 90% là thằng gây án, tuy nhiên tang chứng vật chứng không đủ để kết luận, và những gì gọi là tang chứng vật chứng có được lại do sự tắc trách gây ra, nên ko đủ căn cứ để kết luận.
Nếu chỉ có 1 manh mối là không phải, các đời chủ tịch nước người ta chỉ đạo cho tới nơi tới chốn, thằng nào hung thủ có là con ông trời cũng lôi ra chứ ko để vậy đâu.
án là án truy xét, bắt sau mấy tháng, chứng cứ thì yếu, bắt vào thằng H nhận tội lúc đó việc ép cung, dùng nhục hình cũng còn nhiều nên cũng không dám chắc được. Ở VN hay các nước khác thì án oan vẫn có
 
Luật pháp mà chúng nó sủa như kiểu trò đùa :)), chúng nó cứ nghĩ chỉ cần lọ muối là khép tội và cướp dầu như Mỹ , lại còn thoả thuận nhận tội để giảm án , thôi lũ đần chúng mày thì cũng đéo có cửa qua mỹ hay qua nước khác đâu nên tốt nhất là cứ trộm cắp vặt với hút chích đi cho vui với đời , pháp luật dễ k sao đâu :))
@Cà Chớn
 
Như chúng ta đều hiểu, khi phát hiện có 02 nạn nhân bị giết bằng cách thức không thể lạnh lùng hơn, thì theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Cơ quan điều tra phải vào cuộc nhanh nhất có thể, và phải nhanh chóng tiến hành các hoạt động điều tra, xác minh nhằm xác định kẻ sát nhân máu lạnh ấy. Việc cấp bách lúc này là bên cạnh (song song) tiến hành khám nghiệm hiện trường, tử thi, CQĐT phải tung thêm lực lượng thực hiện việc xác minh tìm ra những đối tượng tình nghi để bắt hắn về quy án.



Các hoạt động điều tra ban đầu dường như không đem lại hiệu quả như mong đợi, nên hoạt động điều tra mang tính then chốt là phải tập trung vào hiện trường và tử thi. Đối với các vụ án giết người không có nhân chứng, thì hoạt động khám nghiệm hiện trường và tử thi được xem là chìa khóa để lần ra hung thủ, vì vậy CQĐT của bất kỳ quốc gia nào cũng phải tiến hành một cách tỉ mỉ và khoa học hoạt động này. Trước yêu cầu đó, đối với vụ án mạng ở Bưu điện Cầu Voi vào đêm 13/01/2008, bắt buộc CQĐT phải tiến hành các hoạt động như sau:

– Về khám nghiệm hiện trường: Việc đầu tiên là phải chụp ảnh ghi nhận tất cả mọi ngõ ngách, mọi đồ vật, dấu vết tại hiện trường (cụ thể, hẹp và rộng), sau đó, cán bộ có thẩm quyền phải dò từng chi tiết nhỏ nhất và phải tiến hành chính xác (gần như tuyệt đối) hoạt động thu giữ các dấu vết, đồ vật, tài liệu phát hiện được tại hiện trường; dấu vết như vân tay, vết máu, dấu giày dép và các dấu vết khác nếu thu giữ được là phải thu giữ ngay; các tài sản, đồ vật rơi vãi (kể cả các sợi tóc và tàn thuốc lá) và giấy tờ, sổ sách, tài liệu tại hiện trường đều phải thu giữ tất cả (chỉ trừ những thứ không thể thu giữ được), đồ vật nào cần niêm phong thì phải niêm phong ngay nhằm tránh bị con người làm mất đi dấu vết nguyên thủy…

Như vậy, khi vừa tiếp nhận thông tin, CQĐT chưa thể hình dung được cách thức động cơ và mục đích giết người của hung thủ, nên theo trách nhiệm phải kiểm tra thật kỹ càng và thu giữ tất cả đồ vật, sổ sách, giấy tờ và tờ báo nằm không đúng chỗ của nó nhằm phục vụ cho việc kiểm tra sau này, từ đó đưa ra các giả thuyết (khả dĩ) khác nhau về vụ án.

– Bắt đầu từ khu vực phòng kinh doanh, cho dù không có dấu vết xáo trộn, nhưng CQĐT phải thu tất cả sổ sách quản lý, kiểm tra kỹ các kiện hàng được nhập về, xuất giao và số còn lại; sổ ghi chép các cuộc gọi, các đồ vật khác, những chứng từ, những tờ giấy rơi vô tình đâu đó trong góc phòng này… Đối với sổ sách quản lý sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ về hoạt động hàng ngày của bưu điện nói chung và 02 nạn nhân nói riêng, nếu kiểm tra trong sổ sách ấy có điều bất thường sẽ giúp ích cho việc vạch ra thêm hướng điều tra; chi tiết về những cuộc giao dịch sẽ giúp định hình vào tối hôm ấy, có bao nhiều người đã đến sử dụng dịch vụ điện thoai tại bưu cục; những mẫu giấy “lạ” đôi khi sẽ cho ta một thông tin vô cùng quan trọng… và đặc biệt là kiểm tra xem nơi đây có camera hay không, nếu có thì việc trích xuất hình ảnh của nó sẽ rất có ích cho việc truy tìm hung thủ.

– Khu vực phòng khách, phòng ngủ, nhiệm vụ phải thu là 02 bịch trái cây, báo, hộp khăn giấy, những mảnh mút xốp bị cắt nằm trên bàn, 01 đôi giày (nữ) màu đen, 01 dép nhựa nữ, con gấu bông… Chúng ta làm sao biết được 02 bịch trái cây ấy là do ai mua, biết đâu hung thủ mua mang đến thì sao? Nếu nó do hung thủ mang tới thì chúng ta đã gặp may mắn vì đối tượng tình nghi sẽ được thu hẹp lại một cách đáng kể.

Còn những mẫu mút xốp, tại sao bị cắt như vậy, do ai đó ngồi chờ đợi cắt trong vô thức hay nó được cắt nhằm mục đích khác? Đôi giày và đôi dép nữ, chúng ta phải trả lời nó có phải là của nạn hay không? Con gấu bông, của nạn nhân hay của ai, nạn nhân có nâng niu nó trước khi bị giết hay không?

Đặc biệt là cái két sắt, ta thấy chìa khóa vẫn còn ghim trên ấy, thì chúng ta phải kiểm tra xem có mở được hay không, nếu mở được thì nó được mở trước khi hung thủ đến hay trong lúc có mặt hung thủ, và ai mở, nạn nhân hay là hung thủ? Rồi ĐTV phải yêu cầu lãnh đạo Bưu điện Cầu Voi hợp tác để kiểm tra bên trong nó có bị lục lọi hay không và còn lại những gì?

H1-12.jpg
Két sắt trong Bưu điện. Ảnh: internet
Đối với những cái tủ dựng hàng ngang làm thành vách ngăn buồng ngủ, Điều tra viên không chỉ ghi nhận nó không bị xáo trộn mà còn phải yêu cầu mở tất cả ra để kiểm tra từng món đồ, từng bộ quần áo, nếu phát hiện có đồ vật lạ và đặc biệt có những loại quần áo của đàn ông hoặc có kích thước khác thường thì nó cho chúng ta có thêm thông tin tích cực; cái giường ngủ, thì sau khi chụp ghi lại tình trạng tấm ra, cái gối, mền, Điều tra viên dở nó lên truy tìm xem có gì bất thường hay không?

– Khu vực có xác 02 nạn nhân, dĩ nhiên là phải kiểm tra tỉ mỉ nhất có thể, sau khi chụp ghi lại các quan cảnh chung, những góc nhỏ, những đồ vật cụ thể, phải thu giữ tất cả đồ vật mà ta phán đoán là có ích cho việc hình dung lại cách thức hung thu sát hại 02 nạn nhân. Dĩ nhiên, điều không thể bỏ qua là phải tìm và thu giữ những con dao, 02 cô gái ở lại bưu điện nấu ăn, ngủ nghỉ như nhà của mình, thì thông thường phải có ít nhất 02 con dao, dao nhỏ (thái lan) và dao lớn phục vụ cho việc bếp núc; cái ghế, cái thớt, tờ báo Thể thao (ngày 9/01/2008); cái ly, cái khay đựng hạt hình tròn màu trắng đục nằm lẻ loi ở cầu thang, cái bọc có 01 trái chanh bên trong; Tô, chén dĩa đã qua sử dụng (để khi cần xét nghiệm xem có độc tố hay không)…

– Kế đến là kiểm tra kỹ và thu giữ các đồ vật cho dù là rất nhỏ (như sợi tóc) nếu ta phán đoán nó có thể nói lên điều gì đó trong khu vực nhà vệ sinh, ngoài hiên nhà.

– Một yêu cầu nữa là phải kiểm tra tầng lầu và nhà chứa máy phát điện, không thể nói nó vẫn còn trong tình trạng khóa và không có dấu vết cạy thì không kiểm tra. Biết đâu hung thủ sau khi giết nạn nhân rồi hắn giấu công cụ gì trong ấy rồi khóa lại thì sao, chúng ta không có một cơ sở nào để bác bỏ giả thuyết này.

H2-8.jpg
Cầu thang lên lầu bị khóa. Ảnh: internet
Cũng xin nói thêm về tầng trên lầu, theo hình ảnh mà cộng đồng cung cấp thì nó được xây dựng kiên cố đến nỗi như là “một pháo đài”, đều này là bất bình thường, tôi chưa thấy một kiểu thiết kế nào như thế (nên tôi đã gọi nó là nhà mồ). Nếu nói vì tầng ấy chứa máy móc của bưu điện phải xây dựng kiên cố thì cũng phải có cửa sổ thông gió chứ, không lẽ người vào trong đó không cần hít thở không khí trong lành hay sao, và tại sao lại thiết kế như vậy, phải chăng có điều gì bất thường?

– Bên cạnh những yêu cầu như tôi vừa liệt kê, thì một công tác bắt buộc và đặc biệt quan trọng nữa khi khám nghiệm hiện trường là phải tìm hết các ngõ ngách xem có dấu vân tay để thu giữ nhằm truy tìm những kẻ lạ mặt, khả nghi đã từng vào trụ sở bưu điện. Chúng ta đều biết CQĐT cũng chưa thực hiện đúng, đầy đủ yêu cầu này. Tôi điển hình về hình ảnh cái thớt dính máu, nhìn qua hình ảnh chúng ta dễ dàng nhận ra sự bất thường trên ấy, nó có dấu vết ai đó đã lấy vật có đường thẳng gạt đi những vệt máu trên mặt thớt, và nếu phóng to ảnh lên để nhìn cho kỹ hơn thì hình như nó có dấu các ngón tay người.

H3-4.jpg
Cái thớt dính máu. Ảnh: internet
CQĐT cũng đã nhận định cái thớt là vật mà hung thủ sử dụng đập đầu chị Nguyễn Thị Ánh Hồng, như vậy đây là vật chứng đặc biệt quan trọng, trách nhiệm phải khai thác triệt để các dấu vết của nó, nhưng thực tế rất sốc, CQĐT lại không khai thác gì cả và thậm chí còn báo cáo với dư luận rằng do sơ suất về nghiệp vụ nên “quên thu giữ” nó. Đây là một yếu tố “nhạy cảm” làm cho dư luận (kể cả những người không có nghiệp vụ) phản đối dữ dội và đặt nghi vấn về sự khách quan, công tâm của CQĐT tỉnh Long An.

Vấn đề khám nghiệm tử thi, nếu không hiểu về hoạt động nghiệm vụ này thì các bạn sẽ không phát hiện ra sai sót trong ấy. Tôi đồng ý là nếu hung thủ cắt cổ lúc nạn nhân còn sống thì vết thương sẽ hở toạt ra (vết thương vùng cổ của cả 02 nạn nhân đều có kích thước 5x9cm), nhìn vết thương này ai cũng hiểu nạn chết do bị cắt cổ, nhưng với tư cách là Cơ quan điều tra thì không được phép kết luận đơn giản như vậy. Đúng là nạn nhân bị đập đầu rồi mới bị cắt cổ, nhưng phải chăng chỉ có thế? Muốn trả lời chắc chắn cho câu hỏi này, bắt buộc CQĐT phải yêu cầu bác sĩ Pháp y thu giữ mẫu phủ tạng và máu nạn nhân xét nghiệm độc chất. Khi có kết quả rồi chúng ta mới kết luận nguyên nhân làm 02 nạn nhân chết là như vậy.

Khi thực hiện toàn diện công tác khám nghiệm hiện trường, tử thi, thu giữ và nghiên cứu tỉ mỉ tất cả dấu vết, đồ vật, tài liệu và căn cứ vào kết định giám định nhanh sau đó, lúc này công việc tiếp theo là đưa ra các giả thuyết về cách thức giết người của hung thủ, động cơ, mục đích giết người. Trong từng giả thuyết kèm theo nội dung của nó là những đối tượng khả dĩ. Nếu ta phán đoán rằng đây là vụ án giết người vì ghen tuông thì đối tượng là những người có tình cảm với nạn nhân hoặc là những mụ hoạn thư; nếu cho rằng đây là vụ án hiếp dâm, giết người và cướp tài sản thì đối tượng là những kẻ có dấu hiệu bệnh hoạn, bất hảo; nếu nghi ngờ rằng hung thủ chỉ đột nhập vào trộm cắp tài sản, chẳng may bị phát hiện thì phải khoanh vùng nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự…

Chúng ta có thể xây dựng nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng một giả thuyết nữa không thể bỏ qua là sự “thanh trừng tàn độc”. Giả thuyết này không phải là không có cơ sở, bởi vì cả 02 nạn nhân đều bị giết với một cách thức rất nhau giống bởi tên máu lạnh, trong đó vết thương rách da do vật sắc nhọn gây ra trên vùng lông mày, cằm trái và vùng đầu chị Hồng (bị đánh đến 04 cái bằng vật có mặt phẳng rộng, trơn, nhẵn) và môi bị dập môi (hung thủ có dùng tay bịt miệng nạn nhân rất mạnh và chặt), cho thấy chị Hồng có vùng vẫy ở khu vực bên trái của bàn bếp làm đồ đạc khu vực ấy rơi tứ tung.

Và Hồng có bị hung thủ từ phía sau ôm ngang ngực, cổ kéo lê chân phải dưới nền, nên bàn chân phải phải dính đầy chất bẩn ở phần mép ngoài và ngón cái (trước đây tôi bỏ qua tình tiết này khi mô phỏng về quá trình giết người của hung thủ, nay thấy cần bổ sung thêm cho hợp lý). Như vậy liệu hung thủ có khống chế chị Hồng trước khi kết liễu nạn nhân hay không? Nếu nhận định theo hướng giết người nhằm diệt khẩu thì chúng ta phải kết hợp với chi tiết trên két sắt vẫn còn chia khóa cắm trên ấy và hình ảnh chiếc ly nằm ở cầu thang để suy luận rằng hung thủ rất thân quen với nạn nhân, hắn có thời gian ngồi đọc báo thể thao, uống gì đấy ở cầu thang và muốn lấy đồ trong két sắt?!

Nếu lúc đó chị Hồng ở nhà một mình và bị khống chế như vậy liệu chị có liều chết phản kháng hay không? Xét tâm lý con người nói chung và đặc biệt là phụ nữ, thì khi một mình đối diện với (nhóm) sát thủ có lẽ họ sẽ ngoan ngoãn làm theo những gì bọn chúng yêu cầu. Như vậy tôi mạnh dạn dự đoán rằng chị đã nhìn thấy cái chết cận kề, có lẽ bọn chúng sau khi đạt mục đích đã đập đầu chị Vân bất tỉnh gần đó, nên chị Hồng bằng tất cả tiềm năng cuối cùng cố gắng tìm con đường sống, nhưng chị vẫn không thoát được số phận (phán đoán này là một khía cạnh khác, không tạo ra sự mâu thuẫn với sự mô phỏng cách thức giết người mà tôi nói ở Phần II, nó chỉ góp thêm một giả thuyết về sự việc cho mọi người hình dung và lựa chọn).

Từ những gì mà chúng ta nhìn thấy, đáng lẽ CQĐT phải mở rộng đối tượng tình nghi theo nhiều hướng mới phù hợp môn khoa học điều tra mà họ đã học, nhưng không, sau khi loay hoay hơn 02 tháng không tìm được manh mối gì, điều này cũng dễ hiểu, vì họ đâu có thực hiện đầy đủ các hoạt động như yều cầu của một vụ án giết người. Sau đó, có lẽ vì một duyên cớ nào đó, họ nhắm đến một thanh niên tuy có ham mê cờ bạc nhưng chưa đến nỗi là người xấu. Từ lời khai của anh Đinh Vũ Thường, Hồ Văn Bình về chiếc xe Dream và người thanh niên tóc dài, kết với việc nhà bà Nguyễn Thị Rưỡi cũng có 01 chiếc xe Dream như thế, trong khi anh Còi và anh Trí cũng thừa nhận đã nhìn thấy một người đàn ông khác hoàn toàn với Hồ Duy Hải, nhưng họ không mảy may đoái hoài đến lời khai của anh Còi và anh Trí, họ đã loại bỏ các giả thuyết một cách chủ quan nhất mà không hề có một chứng cứ khoa học thuyết phục nào để bác bỏ các giả thuyết đó.

Cái cách mà họ bắt được Hồ Duy Hải trong hoàn cảnh có lẽ là chuyện xưa nay hiếm. Các bạn hãy xem các phóng sự về hành trình phá án của ANTV, các bạn sẽ thấy một điểm chung trong các vụ án giết người không có nhân chứng, là CQĐT nhờ thực hiện nghiệp vụ tinh thông, đã lần ra hung thủ là ai, và cũng nhờ sự bám chặt địa bàn của các trinh sát, nên đã tóm gọn không cho hung thủ có cơ hội tiếp tục trốn chạy. Còn tên giết người tàn độc tên Hồ Duy Hải thì sao? Hắn vẫn sinh hoạt bình thường với gia đình, khi CQĐT Long An mời thì hắn vẫn vô tư đến nộp mạng để CQĐT thoải mái bắt hắn, có hung thủ máu lạnh nào ngu như thế không?

Tại sao Hồ Duy Hải được lựa chọn? Theo tôi, vì Hải có quen biết 02 nạn nhân, thường đến bưu điện lấy báo thể thao mà Hải đặt mua và đặc biệt là có tình ý với một trong hai nạn nhân. Kịch bản được dựng lên rằng, vào tháng 10/2007, Hải tình cờ quen với chị Vân trên chuyến xe từ Sài Gòn về Thủ Thừa, sau đó Hải đặt báo rồi thường đến bưu điện lấy báo nên nảy sinh tình ý với chị Hồng (người có 02 tình nhân tên Nguyễn Mi Sol và Nguyễn Văn Nghị hay Hữu Nghị nào đó), nhân một buổi tối đến tán tỉnh người đẹp, Hải nảy sinh dục vọng nên tìm cách dụ chị Vân đi mua trái cây để có cơ hội (mặc dù thời gian chỉ vài phút) để hiếp dâm chị Hồng, ý định “ăn vụn” chớp nhoáng bất thành, cái ác trong người Hải trỗi dậy nên đã tàn nhẫn giết chị người yêu, rồi để che giấu tội ác của mình, Hải lạnh lùng giết luôn người bạn gái. Câu chuyện này thật sự không thể khôi hài hơn, chắc chỉ có các em học sinh (đôi khi các em cũng không) tin là có thật?! Các “hoạt náo” viên còn ầm ĩ rằng, nạn nhân Hồng là cô gái lẳng lơ, do tính dễ dãi ấy của nạn nhân là nguồn cơn của thảm kịch.

Thảm kịch về chuyện tình ngang trái này đều được những người gần đó trình bày tương tự như nhau. Mọi người hãy chú ý sẽ thấy câu chuyện ấy chỉ được nói theo một chiều, hầu như không ai nói và nghi ngờ anh chàng người yêu của chị Vân (một cô gái đoan trang).

Phải chăng không một chàng trai nào theo đuổi Vân? Xâu chuỗi sự kiện dường như không có gì đáng chú ý sẽ cho chúng ta suy nghĩ theo một hướng khác mà chưa ai dám nghĩ đến. Chúng ta đều biết Hải quen Vân trước, vì Vân mà Hải đặt mua báo tại bưu điện để có lý do chính đáng thường xuyên đến bưu điện.

Đồng thời, mọi người đều biết thời điểm đó, các cô gái bưu đa phần là con cháu nhà quan, lại có nhan sắc nên đa phần rất chảnh, con trai nhà không có vị thế thì hầu như không thể nào tiếp cận được. Chị Hồng có nhan sắc và đang có người yêu, thì Hải có phải là đối tượng mà chị Hồng chiếu cố hay không, hơn nữa lý do ban đầu mà Hải tạo ra để thường xuyên đến Bưu điện Cầu Voi là gì? Là để gặp Vân các bạn nhé. Như vậy, tôi đoán người mà Hải yêu thích chính là Nguyễn Thị Thu Vân. Nhưng tại sao trong hồ sơ điều tra, người yêu của Hải là Hồng mà không phải là Vân? Dễ giải thích thôi mọi người, phải đổi người yêu thì kịch bản hài mới hợp lý!

Võ Tòng - Phó Viện trưởng VKS
 
Nhố nhăng.cả 3 thứ mày nói đều là bịa đặt.
1- ai thấy xe Hải và người ngoại hình giống Hải ngồi trong bưu điện?mày tưởng tượng ra à?dẫn chứng đi???
2- Lời khai nào của Hải khớp với hiện trường???mày xem bản khai chưa?hay tụi nó bắt khai theo ý của tụi nó?con dao nào được gài vào tấm bảng trắng?mày xem ảnh chụp hiện trường bam đầu và ảnh thực nghiệm hiện trường của Hải chưa?mặt bảng trắng tại hiện trường ban đầu quay vào trong- ko thể gài được con dao vào đó,lúc thực nghiệm thì mặt trắng quay ra ngoài...
3- Hải ko có chứng cứ ngoại phạm trong khi các nghi phạm khác đều có????nói thế này thì mày đúng là 1 con chó,ko còn là người nữa.dmm
 

Mralo87

Yếu sinh lý
Vụ này ra giám đốc thẩm rồi biểu quyết tử hình bằng giơ tay đây phải ko nhỉ, mười mấy năm biệt giam thì giờ có đc thả ra tù cũng thành người ngớ ngẩn
 

8826

Tao là gay
Bút lục sửa chữa lung tung,giả mạo cả chữ ký nhân chứng. Hình thực nghiệm hiện trường mâu thuẫn với hình ảnh ban đầu của hiện trường. Dis cụ chúng nó,tình tiết HDH nhét con dao dài 30cm vào quần bò thối đéo chịu được,cầm cái ghế xuân hoà đập nạn nhân Vân 1 cái ngất luôn,mả bố chúng nó thế cũng dựng lên được. Bình trương giờ trả nghiệp rồi, đợi bình em đi theo
bình trương sao r bro, có bài báo nào k
 
Theo như thông tin về vụ án thì cơ quan điều tra khi ấy đã căn cứ vào những số điện thoại liên lạc đến bưu điện Cầu Voi thông qua tra cứu danh bạ cuộc gọi của một chiếc máy di động mà hai nữ nhân viên bưu điện vẫn thường sử dụng, khi liên hệ với số máy của một thuê bao thì người này nói rằng Hồ Duy Hải đã cho cậu ta chiếc sim điện thoại đó, khi cho thì trong sim vẫn còn 80 nghìn đồng.

Có thể ai đó cho rằng vì Hải là người gây án cho nên sau đó đã cho đi chiếc SIM điện thoại từng liên lạc tới hai cô gái ở bưu điện như một cách xóa bỏ dấu vết liên quan. Xem những thông tin về vụ án thì tôi chỉ thấy có mỗi lý do này là nguyên cớ dẫn tới việc triệu tập Hồ Duy Hải, ngoài ra không thấy có manh mối nào khác dẫn đến Hồ Duy Hải.

Đến đây tôi lại muốn nói về việc sử dụng sim thẻ điện thoại của những người lứa tuổi của tôi như sau, tôi bắt đầu sử dụng điện thoại di động đâu đó chừng năm 2006 (trong khi vụ án của Hải xảy ra năm 2008) khi ấy như còn nhớ thì các sim thẻ điện thoại được bày bán rất dễ dàng phổ biến ở những cửa hiệu nhỏ gần ngay vỉa hè đường phố.

Khi một người sử dụng muốn mua một chiếc SIM điện thoại thì sẽ được đưa cho một list danh sách các số điện thoại muốn chọn, sau đấy thì người bán sẽ kích hoạt cho mình và chỉ việc sử dụng.

Còn nhớ thời điểm ấy đám thanh niên đôi khi mua một chiếc SIM điện thoại mới chỉ để thực hiện những cuộc gọi miễn phí của nhà mạng rồi sau đó vứt bỏ, nhiều năm sau mới có quy định việc kích hoạt sử dụng sim điện thoại sẽ gắn liền với chứng minh thư nhân dân của chủ thuê bao sử dụng.

Nói như thế để muốn nói rằng ở thời điểm năm 2008 việc sử dụng sim thẻ điện thoại của đám thanh niên là rất thoải mái, cho nên việc cho tặng nhau chiếc SIM điện thoại là điều bình thường và giá trị của sim điện thoại nằm ở số tiền còn sử dụng được, nếu như sim không còn tiền thì cho, không ai người ta thèm nhận.

Cho nên việc Hồ Duy Hải cho đi chiếc SIM điện thoại vẫn còn tiền thì không có gì đặc biệt, nhưng đặt trong bối cảnh khi ấy cơ quan điều tra đang truy tìm thủ phạm thì đó đúng là một dấu hiệu khả nghi dẫn tới việc cần phải triệu tập thẩm vấn. Nhưng cũng nên biết rằng quá trình điều tra một vụ án sẽ có nhiều đối tượng có những dấu hiệu khả nghi và không nhất thiết cứ người nào có dấu hiệu khả nghi thì đúng là thủ phạm.

Tới đây tôi xin kể lại câu chuyện về dấu hiệu khả nghi đã đưa tới việc bắt giữ gây oan trong vụ án của ông Hàn Đức Long như sau.

Tháng 6 năm 2006, vào một buổi chiều ngày hè, một cháu bé 5 tuổi đã bị bắt cóc đưa ra cánh đồng trước nhà hãm hiếp và dìm chết tại mương nước cánh đồng. Sau khoảng 4 tháng điều tra dù đã triệu tập thẩm vấn hàng chục đối tượng tình nghi nhưng vẫn không xác định được thủ phạm, lúc ấy cơ quan điều tra nhận được đơn thư tố cáo của hai mẹ con bà cụ người cùng thôn cùng tố cáo một người hàng xóm là Hàn Đức Long đã từng hiếp dâm mình.

Từ đó ông Long bị triệu tập bắt giam, quá trình điều tra đã khai nhận từng hiếp dâm cả hai mẹ con bà cụ, đồng thời ông Long cũng khai nhận mình là thủ phạm hãm hiếp và giết hại cháu bé 5 tuổi.

Trước đấy, khi mà cơ quan điều tra đang ráo riết truy tìm thủ phạm giết hại cháu bé, mọi động tĩnh bất thường ở địa phương đều được nắm bắt, thì xảy ra một chuyện là vụ xô xát giữa ông Hàn Đức Long và gia đình của hai mẹ con bà cụ kia. Do mâu thuẫn đổ đất ngõ đi chung ông Long đã hành hung ném đá vào người nhà hai mẹ con bà cụ hàng xóm, sự việc này nghiêm trọng đã được công an xã xử phạt buộc ông Long phải bồi thường cho gia đình hai mẹ con bà cụ, sau vụ xô xát này thì hai mẹ con bà cụ đã có đơn thư tố cáo ông Hàn Đức Long hiếp dâm.

Đứng ở góc độ cơ quan điều tra đang truy tìm thủ phạm thì nghi vấn thủ phạm là đàn ông ở địa phương, trong bối cảnh ấy mà ông Long lại gây ra sự vụ xô xát thì không khác nào thu hút sự chú ý vào mình.

Ông Hàn Đức Long đã được xác định là bị oan sau khi đã bị tuyên 4 bản án tử hình trong các giai đoạn xét xử khác nhau. Qua vụ việc này cho tôi kinh nghiệm rằng, việc nắm bắt những dấu hiệu bất thường là một biện pháp nghiệp vụ quan trọng mà trong nhiều trường hợp hẳn đã đưa tới hiệu quả chất lượng trong việc tìm ra được thủ phạm, nhưng điều đó cần được củng cố bổ trợ bằng các chứng cứ xác thực khác cho thấy nghi phạm đúng là thủ phạm.

Thủ phạm chỉ có một trong khi có nhiều đối tượng tình nghi có những dấu hiệu bất thường thì có nhiều, như thế thì cần hiểu là nhiều trong số đó chỉ đơn thuần là những sự việc độc lập trùng hợp ngẫu nhiên và nhiều người tình nghi không liên quan tới vụ án đang điều tra.

Trở lại với vụ án Hồ Duy Hải, đúng ra khi nhận thấy dấu hiệu bất thường ở việc cho đi chiếc SIM điện thoại, thì đưa Hồ Duy Hải vào diện tình nghi và thẩm tra, nhưng sau khi đối chiếu dấu vân tay của Hải không trùng khớp với dấu vân tay thu thập được ở hiện trường thì khi ấy cần xác định là người không liên quan, có thể loại bỏ ra khỏi danh sách những đối tượng tình nghi và cần tìm mở ra những hướng điều tra khác để tìm ra thủ phạm.
 
Còn mấy chi tiết nữa:
- Hiện trường vụ án lúc CA khám nghiệm thì cái bảng quay mặt nhẵn (mặt để viết) vào trong nên HDH ko thể gài cái dao vào đấy được. Nhưng khi thực nghiệm thì mặt sau lại quay vào trong nên có thể gài cái dao vào đó được vì nó có thanh gỗ ngang tăng cứng cho khung.
- Thời gian đi xe từ tiệm cầm đồ về đến bưu điện cực kỳ gượng ép vì sau khi cầm cái ĐT xong còn mang tiền đi ra quán cafe để trả, còn quay về đổi xe...
- Một loạt lời khai của người khác ko phù hơp với HDH đều bị rút ra như lời khai của a Còi, chồng chị bán hoa quả...
- Sau này vào thời điểm trước khi GĐ thẩm, Đinh Vũ Thường tìm ra một số lời khai bị mạo chữ ký của a Thường nên sau đó a Thường bị CA truy lùng phải chạy trốn.
 
Đêm gây án, Nghị có mặt và bỏ trốn

Theo đơn tố cáo của luật sư Trần Hồng Phong, qua thông tin báo chí do cơ quan điều tra cung cấp trong giai đoạn đầu của cuộc điều tra cho thấy, Nguyễn Văn Nghị có mặt tại Bưu điện Cầu Voi trong đêm gây án. 1 trong những bài báo đó đưa chi tiết như sau: “Manh mối đầu tiên, được một số người dân sống gần hiện trường cung cấp là có 4 thanh niên thường xuyên đến chơi với 2 thiếu nữ (nạn nhân) vào các buổi tối.

1-25.jpg
Quyết định của Viện KSND Tối cao khẳng định Nguyễn Văn Nghị là kẻ tình nghi. Ảnh: Anh Vũ
Điều tra nhanh, công an được biết trong số 4 thanh niên này, có 3 người quê ở Vĩnh Long, người còn lại thì nhà ngay tại xã Nhị Thành. 3 thanh niên quê Vĩnh Long được xác định tên là Nguyễn Văn Sơn (SN 1980); Nguyễn Tuấn Anh (SN 1981); Trần Văn Chiến (SN 1980) cùng là thợ bạc đến tạm trú tại địa phương”…

Trong lời khai của 3 thanh niên này có 1 chi tiết khiến các trinh sát chú ý. Vì thiếu nữ tên Hồng có nhan sắc khá mặn mà, là niềm mơ ước của nhiều chàng trai, trong đó có Nguyễn Văn Nghị (SN 1978, ngụ H.Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Theo tài liệu của Công an H.Thủ Thừa chuyển về, Nghị từng nghiện ma túy.

Thêm một tình tiết xác định Nghị có thể liên quan đến vụ án là vào đêm xảy ra án mạng, có người dân thấy thanh niên này điều khiển xe máy đến gặp 2 thiếu nữ. “Anh ta lúc đó mặc quần jean, có mặc áo gió bên ngoài màu xám” – nhân chứng khẳng định.

Ngay trong ngày, ban chuyên án cử trinh sát đến nơi Nghị ở trọ để triệu tập về cơ quan điều tra làm việc nhưng Nghị không có tại đó. Tìm đến những nơi nghi phạm thường lui tới, không ai thấy bóng dáng Nghị đâu. Để làm sáng tỏ vụ án, các trinh sát tìm sang tận H.Cai Lậy “đón lỏng” nghi phạm tại nhà mẹ đẻ, đến khoảng nửa đêm thấy Nghị xuất hiện. Ngay lập tức thanh niên này được áp giải về cơ quan điều tra để lấy lời khai.

Nghị khai nhận đúng là đêm đó có đến gặp Hồng nhưng do có gặp nhóm thợ bạc “bạn cũ” nên khi những thanh niên kia ra về thì mình cũng về theo. Theo thanh niên này, giữa anh và nạn nhân đang quen nhau nên không có lý do gì gây án. Chứng minh mình vô can, Nghị đưa ra nhân chứng xác định vào thời gian từ 20 giờ 10 tối 13.1.2008 (đêm xảy ra án mạng – PV), Nghị đã cùng bạn uống nước tại 1 quán cà phê tại thị tứ Cầu Voi.

Chủ quán cà phê cũng xác nhận điều này vì tối đó có một sự việc rất đặc biệt: lúc uống cà phê thì giữa Nghị và 1 thanh niên khác đã xảy ra tranh cãi về việc “nhìn đểu” khiến chủ quán phải đến can ngăn.

Hơn 2 tháng sau khi xảy ra vụ án, Cơ quan Điều tra (CQĐT) bắt Hồ Duy Hải vì cho rằng trong điện thoại của nạn nhân Hồng có lưu số điện thoại của Hải, trong đó có nhiều tin nhắn thể hiện 2 người có quan hệ tình cảm với nhau. CQĐT cũng cho rằng có 1 nhân chứng đã nhìn thấy 1 thanh niên ăn mặc giống như Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Nghị. Nhưng do Nghị có chứng cứ ngoại phạm nên… Hải chính là thanh niên đó.

Từ đó, chỉ căn cứ vào lời khai nhận tội của Hải (trong khi Hải có kêu oan, hay lời khai mâu thuẫn thì không được xem xét), CQĐT đã kết luận Hồ Duy Hải là hung thủ giết 2 cô gái. Luật sư Phong khẳng định trong hồ sơ vụ án hiện nay, không có bất kỳ tình tiết nào thể hiện Hải có quan hệ tình cảm với nạn nhân Hồng; và Hải cũng không hề nhắn tin tình cảm nào với Hồng.

Thậm chí theo lời khai của chị Đặng Thị Phương Thảo, bạn của 2 nạn nhân (Biên bản ghi lời khai ngày 6.4.2008) thì: “Cả Hồng và Vân đều không có điện thoại riêng. Tại bưu điện có 1 điện thoại cũ hiệu Nokia thường dùng để nạp card cho khách hàng”. Vậy tại sao có tin nhắn giữa Hải và Hồng?

Xác định thời gian gây án sai, Nghị ngoại phạm, Hải dính án?

Sai lầm lớn nhất của CQĐT trong vụ án này có lẽ là việc đã xác định sai thời gian 2 nạn nhân bị giết, một cách chủ quan, thiếu khoa học? Cụ thể, theo cáo trạng, xác định thời gian gây án (được cho là của Hồ Duy Hải) là lúc khoảng 20 giờ 30, như sau: “Khoảng 19 giờ ngày 13.1.2008, Hải đi xe mô tô đến bưu điện Cầu Voi, vào bên trong ngồi nói chuyện với chị Hồng.

Khoảng 20 giờ 30 Hải đưa tiền và kêu Vân đi mua trái cây. Khi chị Vân đi, Hải nảy sinh ý định quan hệ sinh lý với Hồng, nhưng bị chị Hồng phản ứng. Hải tức giận đánh vào mặt, bóp cổ, lấy thớt đập vào mặt và đầu làm chị Hồng bị ngất. Sau đó Hải lấy dao cắt vào cổ chị Hồng.

Sau đó, từ chân cầu thang, Hải thấy Vân đi mua trái cây về, kéo cửa sắt xuống đóng cửa và đi vào. Khi Vân vừa xuống phòng sau, Hải dùng ghế đánh vào đầu làm ngã xuống nền gạch. Sau đó Hải xốc nách Vân kéo đến chỗ xác chị Hồng, đặt đầu Vân nằm trên bụng chị Hồng và lấy dao inox cắt vào cổ chị Vân 2-3 cái. Sau đó, Hải ra phòng vệ sinh rửa tay, rửa dao, bỏ dao vào sau tấm bảng…”.

Do quãng đường mua trái cây rất ngắn (chỉ khoảng 100 mét), nên thời gian Vân mua trái cây và về tới chỉ khoảng 5 phút. Như vậy, thời gian hung thủ gây án được xác định là khoảng 20 giờ 30 hoặc sau đó vài phút. Nhưng xét về mặt chứng cứ, trong hồ sơ vụ án không có tài liệu nào xác định chính xác giờ chết của 2 nạn nhân, trong khi đây là tình tiết rất quan trọng.

Các tài liệu như Bản Giám định pháp y, Giấy Chứng tử, Trả lời về dấu vết trên cơ thể nạn nhân… đều không xác định (để trống) giờ chết của 2 nạn nhân. Nguyên nhân chết xác định là do vết cắt ở cổ, mất máu cấp.

Tuy nhiên, có rất nhiều tình tiết có thể xác định được và cho thấy thời gian 2 nạn nhân bị giết phải từ ít nhất là 21 – 22 giờ trở về sau, hoặc khoảng gần nửa đêm, chứ không thể là lúc 20 giờ 30.

Cụ thể, theo lời khai nhân chứng T.H. và biên bản hiện trường cho thấy Vân và Hồng đã ăn chiều trong khoảng sau 17 giờ và theo giám định Pháp y thì “thức ăn đã nhuyễn” trong dạ dày. Cho thấy 2 nạn nhân phải bị giết sau 22 giờ đêm vì theo y học thì phải mất 5 giờ thức ăn mới tiêu hóa nhuyễn trong dạ dày.

Máu của 2 nạn nhân không thể chưa đông, khô sau hơn 13 giờ kể từ thời điểm dự đoán chết việc khám nghiệm hiện trường (được tiến hành từ 8 giờ 30 – 13 giờ 30 ngày 14.1.2008, sau thời điểm kết luận chết từ khoảng 13 giờ).

Qua các tấm ảnh, thể hiện xác 2 nạn nhân được đặt trên tấm vải màu trắng. Trên thân thể Hồng máu có màu đỏ tươi, vẫn còn chảy ra và thấm vào tấm vải lót. Trong Biên bản khám nghiệm hiện trường ghi nhận: “Trên sàn nhà nơi 2 nạn nhân nằm có vũng máu đọng chưa khô hoàn toàn”.

Ông Nguyễn Văn Thu (1 trong những người phụ trách dọn dẹp hiện trường vụ án), cho biết: Lúc khoảng 21 giờ 30 – 22 giờ đêm 13.1.2008, anh Thu chở (xe ôm) 2 người khách, đi ngang qua Bưu cục Cầu Voi thì thấy trên lầu 1 bưu cục còn sáng đèn. Cổng, cửa phía trước bưu điện đều đã đóng. Nếu vụ án xảy ra lúc 20 giờ 30 thì ai đã tắt đèn trên lầu bưu cục vì biên bản hiện trường xác đinh khi khám nghiệm thì điện trên lầu đã tắt?

Ngoài ra còn rất nhiều chi tiết khác cho thấy thời điểm xảy ra vụ án không thể là 20 giờ 30 như CQĐT ghi nhận mà phải xảy ra nhiều giờ sau đó. Chính sự xác định sai lệch về thời gian xảy ra vụ án đã làm cơ sở duy nhất để CQĐT cho Nghị ngoại phạm và đổ tội cho Hồ Duy Hải, cho dù thực tế nếu án mạng xảy ra vào thời điểm đó thì Hải cũng chưa thể có mặt tại Bưu điện Cầu Voi.

Những khả năng phạm tội của Nguyễn Văn Nghị

Về ý thức chủ quan: Nghị có quan hệ tình cảm khá sâu đậm và công khai với Hồng. Do vậy, khi tới Bưu điện Cầu Voi nhìn thấy 1 thanh niên đang nói chuyện với Hồng, Nghị ghen tức, nóng giận. Nghị đã bỏ ra ngoài uống cà phê mà không vào bên trong. Sau đó Nghị đã cãi cọ ở quán cà phê vào lúc khoảng 20 giờ 10.

Nghị nghiện ma túy, có mối quan hệ nam nữ phức tạp (đã biết Hồng có người yêu là Mi Sol), lại trong trạng thái tâm lý ghen tức và nóng giận ra tay sát hại chị Hồng là hợp lý. Nghị có mặt tại quán cà phê lúc khoảng 20 giờ 10 không? Điều này chưa đủ cơ sở để kết luận Nghị ngoại phạm.

Nếu Nghị chỉ đơn giản là tức giận bỏ đi uống cà phê rồi về luôn mà không quay lại Bưu điện Cầu Voi là không hợp lý về logic tâm lý tội phạm. Mặt khác nếu vậy thì Nghị phải chứng minh được trong đêm 13.1.2008 Nghị đã làm gì, ở đâu sau khi ra khỏi quán cà phê?

Cụ thể là vào các mốc thời gian: 21-24 giờ và nửa đêm về sáng Nghị đã ở đâu? Ai chứng kiến? Vì thời điểm này quán cà phê chắc chắn đã đóng cửa. Việc Nghị có mặt ở quán cà phê không thể là bằng chứng ngoại phạm.

Nếu thực sự không liên quan đến vụ án thì sao Nghị phải bỏ trốn trong đêm xảy ra vụ án mạng, đến nửa đêm hôm sau mới về nhà?

Ánh đèn sáng trên lầu 1 bưu điện vào lúc 22 giờ đêm cho thấy ít nhất 1 trong 2 nạn nhân đã ở trên lầu trong đêm hôm xảy ra án mạng. Điều này cũng chỉ ra khả năng có Nghị (hoặc ai khác, với tư cách là bạn trai của Hồng) có thể đã có mặt trên lầu 1 lúc 22 giờ tối.

Dấu vân tay thu giữ được của ai? Theo cáo trạng, khi giết nạn nhân hung thủ đã thực hiện hàng loạt động tác bằng tay như: bóp cổ, kéo xác, dùng dao, thớt, ghế đập đầu, cắt cổ 2 nạn nhân.

Tại Biên bản khám nghiệm hiện trường ghi nhận: “Trên kính (cửa vào buồng ngủ) có dấu vết đường vân”, “Ở mặt trong của kính trên cánh cửa (buồng vệ sinh) có 1 số dấu vết đường vân”, “Trên labo rửa có 1 số dấu vết đường vân”.

Những vết vân tay này đều đã được thu giữ. Như vậy, dấu vân tay tại hiện trường chắc chắn phải là của hung thủ. Không thể khác được. Theo kết quả giám định (Bản kết luận giám định số 158/KL-PC21 ngày 11.4.2008) thì: “Các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón in trên bản chỉ của Hồ Duy Hải”.

Như vậy, câu hỏi không thể không đặt ra là: Dấu vân tay của ai? Vì sao CQĐT không giám định vân tay của Nguyễn Văn Nghị?

Hải khai đi chân không vào bưu điện, nhưng theo Biên bản khám nghiệm hiện trường, ghi nhận: “Trên mặt nệm ghế có dấu vết máu quệt và dấu vết đế dép dính những hạt cơm khô”. Vậy ai là người đã để lại dấu dép này? Từ đôi dép nào?

Tại Biên bản khám nghiệm tử thi và Biên bản giám định pháp y đều ghi nhận trên cơ thể nạn nhân Hồng: “Có một số vết bầm máu làm da sậm màu ở mặt trước đùi chân phải, mặt trước cẳng chân trái”.

Các vết bầm này là do tác động của ngoại lực chứ không thể tự nhiên mà có. Vậy ai đã gây ra những dấu vết này? Bằng vật dụng gì? Trong khi Hải không hề có bất kỳ lời khai nào nói đến việc đã đánh hay tác động vào phần chân của nạn nhân Hồng.

Tại Biên bản khám nghiệm hiện trường còn ghi nhận: “Trên mặt bàn có một miếng mút xốp màu trắng và vài mảnh mút xốp đã được cắt vụn trên mặt bàn và rải rác vài mảnh dưới nền nhà”. CQĐT và cả tòa án đều cho rằng đây là tình tiết quan trọng, thể hiện tính khách quan của hiện trường.

Luật sư Trần Hồng Phong đã đề nghị làm rõ tình tiết đêm 13.1.2008, sau khi rời khỏi quán cà phê (lúc khoảng 20 giờ 10) Nguyễn Văn Nghị đã làm gì? Ở đâu? Làm rõ tình tiết ánh đèn sáng trên lầu lúc 22 giờ. Ai đã lên lầu và cắt điện tại Bưu điện Cầu Voi vào tối 13.1.2008? Xác định khoa học về thời gian chết của 2 nạn nhân. Qua đó xác định chính xác được thời gian gây án của hung thủ.

Đồng thời, tiến hành giám định vân tay đối với Nguyễn Văn Nghị, so sánh với mẫu dấu vân tay của hung thủ thu giữ tại hiện trường. Giải thích vì sao không triệu tập Nguyễn Văn Nghị là nhân chứng trong vụ án? Vì sao toàn bộ thông tin, tài liệu, lời khai của Nguyễn Văn Nghị đều đã bị rút ra khỏi hồ sơ vụ án?
 

Luckyman81hp

Tao là gay
Diễn đàn địt nhau vảo bình loạn cái thằng cc này làm cái mâu lồn gì. Bàn về lồn thig đéo bàn
 
Bên trên