• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Tổ Hợp Biệt Đội MBBG Các Vùng Miền 🫡🛩🪂

naphaluan

Giáo sư
1. Nhiều người cho rằng “Phong trào Xã hội dân sự, dân chủ” ở Việt Nam đã xẹp rồi, không còn sôi nổi như từ 2011 đến những năm sau đó. Nhớ lại những cuộc tập hợp đông đảo, rầm rộ tưởng nhớ các chiến sĩ hy sinh ở biên giới phía Bắc, ở Hoàng Sa, Gạc Ma; những cuộc xuống đường phản đối Formosa, phản đối chặt phá cây ở Hà Nội, những cuộc biểu tình dữ dội phản đối giàn khoan HD-981 của Trung Cộng, phản đối “Ba đặc khu”, phản đối cướp đất của dân oan… đông đảo, rầm rộ, quyết liệt, nay không còn nữa.



Những Bản Tuyên bố, những Kiến nghị được đông đảo người ký, nay cũng thưa dần; những bài phản biện mạnh mẽ, nay cũng lác đác… Tình hình thực tế đúng như vậy. Các biện pháp trấn áp của nhà cầm quyền đã thành công: Hàng trăm người hăng hái đấu tranh tiêu biểu đã vào tù với những bản án nặng nề; Những người còn lại bị trấn áp, đe dọa, ngăn chặn, cô lập, chia rẽ… bằng mọi biện pháp để vô hiệu hoá. Sự sợ hãi, vô cảm lan dần trong cộng đồng, tưởng như một xã hội liệt kháng!

Nhưng “phong trào” lắng xuống không có nghĩa là tan rã, những khát khao về một xã hội Dân sự, Dân chủ… ngày càng lắng sâu, lan rộng trong xã hội, vẫn âm ỉ, nhất là với lớp trẻ. Đó là xu hướng tất yếu hướng đến các giá trị văn minh phổ quát của nhân loại, mà không thế lực nào ngăn cản được.

2. Sự phân hoá ngày càng rõ

Một đám đông xuống đường hô vang đả đảo chính quyền, tưởng là một “phong trào rầm rộ”, nhưng thực ra có nhiều động cơ rất khác nhau, mà nó sẽ phân hóa dần trong “quá trình đấu tranh”.

– Nhiều người bức xúc vì quyền lợi, đấu tranh dữ dội, nhưng khi quyền lợi được đáp ứng, bức xúc được giải tỏa thì coi như đợt đấu tranh đó kết thúc. (Ví dụ công nhân đòi tăng lương, khách hàng đòi ngân hàng trả tiền…);

– Nhiều dân oan, nhiều người ủng hộ đấu tranh cho công lý, dân chủ… nhưng trước sự lì lợm của nhà cầm quyền các cấp, kéo dài mãi; khiếu kiện 10 – 20 năm rồi mệt mỏi, chán nản, vô vọng, lo tìm đường làm ăn sinh sống, mặc dù trong lòng đầy ấm ức.

– Nhiều người tham gia vào từng sự kiện, hết sự kiện thì thôi, như: Xuống đường vì phản đối chặt cây xanh, vì giàn khoan HD-981 của Trung Cộng, vì Ba đặc khu… Xong vụ đó rồi thôi. Không nên đòi hỏi người ta cứ phải đấu tranh mãi.

– Nhiều người tham gia phong trào đấu tranh, mong muốn thay đổi… Nhưng trước các biện pháp muôn hình vạn trạng của nhà cầm quyền thì đành im lặng để làm ăn sinh sống cho lành.

– Còn nhiều lý do khác nữa khiến nhiều người nguội dần nhiệt huyết tranh đấu.

– Sự phân hóa và tập hợp lại, giờ đây chủ yếu có ba lực lượng dai dẳng “đấu” nhau trên mạng xã hội, đó là: Những người “cuồng Cộng”; những người “trung dung” và những người “cuồng chống Cộng”. Nhà cầm quyền kích thích cho ba nhóm này đấu nhau. Xã hội quan sát và bình luận theo cách nghĩ, cách cảm nhận của mỗi cá nhân, có lúc “oánh” nhau loạn xạ trên không gian mạng.

3. Sự khác biệt các xu hướng chính trị – xã hội là tất yếu

Trong một xã hội dân chủ, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận tất yếu có nhiều xu hướng tồn tại, lan truyền. Sự cọ sát giữa những xu hướng đó sẽ mở mang dân trí và hướng đến chọn lựa xu hướng chủ đạo, được đa số người dân, nhất là giới tinh hoa ủng hộ. Tình trạng hiện nay có ba luồng tư tưởng chính.

Một là, những người “Cuồng chống Cộng”. Vì nhiều lý do, họ mang tư tưởng định kiến rằng: “cơm sườn không thể thay đổi, chỉ có lật đổ, tiêu diệt, chứ không có cách nào khác”. Mặc dù “vịt con” ngày nay cũng có khác “cơm sườn” ngày xưa đấy, nhưng với họ, không tin cơm sườn bất cứ điều gì! Tất nhiên những người “chống Cộng” cực đoan này cũng có nhiều động cơ khác nhau, có những người thật lòng, có loại giả vờ. Có khi giả vờ lại hung hăng hơn!

Hai là, những người “Cuồng Cộng”. Những người này bất cứ ai nói đụng đến chế độ, phê phán, chê bai chính quyền là bị quy kết ngay là “phản động”, “chống phá”, “ba que”, “bám càng”, “cút ra khỏi nước đi”… Tất nhiên trong số này chủ yếu là Dư luận viên và “lực lượng hơn 10 nghìn chiến sĩ 47 vừa hồng vừa chuyên, tác chiến trên không gian mạng 24/24”, “đấu tranh với các thế lực thù địch một mất một còn”!… Họ tha hồ thoá mạ bất cứ ai, được Tuyên giáo chỉ đạo, bảo kê, chả ai làm gì được họ. Sự lộng quyền đó khiến họ bộc lộ thứ văn hoá bạo lực trên không gian mạng, ảnh hưởng xấu đến tư duy, đến văn hoá cộng đồng mạng.

Ba là, những người “trung dung”. Nhiều đảng viên lão thành, nhiều trí thức trong và ngoài nước, thấy rõ những sai lầm, bất cập của Đảng và Nhà nước; nhưng với sự hiểu biết, trách nhiệm công dân, họ đã và đang đưa ra những phản biện, kiến nghị xây dựng, dai dẳng từ mấy chục năm nay.

Thực sự ở Việt Nam không có chính trị gia đối lập, không có đảng phái phong trào đối lập mưu đồ tranh giành quyền bính chính trị; thực tế là chỉ có các cá nhân và vài nhóm “góp ý, kiến nghị” cải cách thể chế. Họ không có mưu đồ và hiểu rõ không nhằm “phá hoại, lật đổ” chính quyền, mà động cơ chủ yếu như Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh viết:

“Còn hơi còn sức còn lên tiếng

Là muốn quyền uy bớt lỗi lầm”.


(Nhưng các thế lực “cuồng Cộng” thì cứ kêu toáng lên “Thế lực thù địch” để hù dọa, để kiếm ăn…).
 

naphaluan

Giáo sư
Vào ngày 30/10, ông Đường Văn Thái, một blogger nổi tiếng của Việt Nam, đã bị kết án 12 năm tù vì tội ‘làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’. Vụ án chống lại ông Thái đã thu hút sự chú ý của quốc tế vì người ta tin rằng ông đã bị bắt cóc giữa ban ngày ngay phía bắc Bangkok vào ngày 13/4/2023, trước khi bị cưỡng bức trở về Việt Nam, nơi ông bị đưa ra xét xử.

Ông Thái đã viết bài và sản xuất video vạch trần tội tham nhũng của các quan chức Việt Nam. Trong một số video được xem nhiều nhất trên các kênh YouTube của mình, ông Thái đã cáo buộc các quan chức chính phủ tham gia vào các đại án tham nhũng, các đường dây rửa tiền và đàn áp người dân Việt Nam. Ông Thái đã dựa vào một mạng lưới nguồn tin rộng khắp, bao gồm cả các viên chức nhà nước để vạch trần thông tin về các lãnh đạo và chính sách của Việt Nam.

Do liên quan đến nhiều quan chức nhà nước, Hà Nội cung cấp rất ít thông tin về vụ án. Chính quyền đã không công khai kết luận điều tra, cáo trạng và bản án. Họ cũng không cung cấp thông tin chi tiết về những gì ông Thái hoặc đồng phạm của ông đã làm hoặc lý do tại sao họ bị đưa ra xử kín.

Dự án 88 đã tiếp cận được bản áncủa vụ án này từ một nguồn tin đáng tin cậy. Bản án này tiết lộ có tổng cộng bảy người khác, và năm trong số đó là quan chức Đảng hoặc Nhà nước, cũng bị kết án tù, và ít nhất 60 người đã bị điều tra hình sự như một phần của vụ án. Dự án 88 công bố bản tóm tắt bản án để công chúng có thể tìm hiểu thêm về việc truy tố hình sự ông Thái và những đồng phạm bị cho là đã giúp sức cho ông Thái.
 

naphaluan

Giáo sư
Bê bối của cận vệ Chủ tịch nước Lương Cường ở Chile chưa nguôi, mới đây hai quan chức an ninh tiền trạm trước chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam đến New Zeland bị buộc tội xâm hại tình dục hai nữ phục vụ bàn trẻ tuổi, cảnh sát “không nghi ngờ gì” rằng tội ác đã xảy ra nhưng không thể dẫn độ họ.



Hai quan chức rời New Zeland trước khi bị cảnh sát điểm mặt

Hôm 11/12, tờ báo The New Zeland Herald cho hay cảnh sát nước này đã nhận được hai khiếu nại vào tháng 3 rằng hai phụ nữ đã bị xâm hại tình dục tại nơi làm việc và các cảnh sát đã bắt đầu điều tra, thanh tra John Van Den Heuvel, người quản lý điều tra tội phạm của quận cho biết.

Cảnh sát đã xem lại cảnh quay từ camera an ninh (CCTV) và nói chuyện với các nhân chứng. Ông khẳng định:

“Cảnh sát đã xác định được nghi phạm của chúng ta là ai và họ là quan chức Việt Nam, đến thăm vì công việc chính thức. Sau đó, chúng tôi đã tiến hành điều tra với Đại sứ quán Việt Nam, những người đã nỗ lực hết sức để hỗ trợ cảnh sát trong quá trình điều tra của chúng tôi”.

Khi cảnh sát xác định được nghi phạm, họ đã rời khỏi New Zealand.
 

qawsed158

Tao là gay
Dvp5k4sw.jpg

JjiidLjc.jpg

GclTGRg.jpg
 
Theo tờ The New York Times, Putin đã trả cho Kim Jong Un🇰🇵 tới 5 tỷ USD tiền mặt và hiện vật để mua vũ khí và mạng của quân lính Triều Tiên.
Vũ khí:
Viện Hankuk ở Seoul ước tính các lô hàng vũ khí của Bình Nhưỡng có giá trị từ 5 tỷ đô la, 1 tỷ USD trả bằng tiền mặt và phần còn lại bằng dầu và thực phẩm.
Mua mạng lính:
Với việc triển khai 5.000–20.000 quân, Triều Tiên có thể kiếm được 145-572 triệu đô la.
Với 11.000 binh lính được cho là có mặt tại khu vực Kursk của Nga, Kim Jong Un có thể đã nhận được khoảng 315 triệu đô la tiền mặt thông qua máy bay chở đến và đếm bằng máy đếm tiền tại văn phòng Kim Jong Un.

Vậy giá mạng lính Việt Nam là bao nhiêu? Đốt xong lính Bắc Hàn, thì Việt Nam có bán?
 
Bên trên