Liệu Nga có chấp nhận ôm kho hạt nhân của Nga "khủng" để chết vì đánh nhau với Ukraine?
Nước Nga ngày nay có số đầu đạn hạt nhân lớn nhất thế giới, được thừa hưởng từ thời Liên Xô. Theo tổ chức Liên đoàn nhà khoa học Mỹ, Moscow có đến 5.977 đầu đạn hạt nhân tính đến năm 2022, so với 5.428 đầu đạn của Mỹ.
Ước tính, Nga có khoảng 1.500 đầu đạn đã “nghỉ hưu” (nhưng có thể vẫn còn nguyên vẹn), 2.889 đầu đạn dự trữ và 1.588 đầu đạn chiến lược được triển khai.
Theo trang thông tin của các nhà khoa học hạt nhân, 812 tên lửa đạn đạo được Nga triển khai trên đất liền. Bên cạnh đó, nước này còn 576 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và khoảng 200 tên lửa tại các căn cứ máy bay ném bom hạng nặng.
Mỹ có 1.644 đầu đạn hạt nhân chiến lược được triển khai. Trung Quốc có tổng cộng 350 đầu đạn, Pháp 290 và Anh 225, theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ.
Hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars của Nga diễu hành qua Quảng trường Đỏ. Ảnh Reuters.
Những con số cho thấy Nga và Mỹ có kho vũ khí hạt nhân với sức mạnh khủng khiếp, đủ để hủy diệt thế giới nhiều lần.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, kho vũ khí của Liên Xô đạt đỉnh với khoảng 40.000 đầu đạn hạt nhân trong khi Mỹ là khoảng 30.000 đầu đạn.
Tuy nhiên, yếu tố quan trọng không nằm ở số lượng mà là phương tiện để mang những đầu đạn hạt nhân, từ tàu ngầm hay máy bay ném bom...
Nga được cho là có khoảng 400 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được trang bị hạt nhân, một số trang khoa học ước tính con số này có thể lên tới 1.185 đầu đạn.
Nga vận hành 10 tàu ngầm hạt nhân trang bị vũ khí hạt nhân, có thể mang tối đa 800 đầu đạn. Nước này có 60 đến 70 máy bay ném bom hạt nhân.
Theo báo cáo “Đánh giá tình hình hạt nhân năm 2022” của Mỹ, Nga và Trung Quốc đang mở rộng và hiện đại hóa lực lượng hạt nhân và Washington sẽ theo đuổi cách tiếp cận dựa trên kiểm soát vũ khí để ngăn chặn các cuộc chạy đua vũ trang tốn kém.
Ông Putin cho biết, ông có thông tin Mỹ đang phát triển các loại vũ khí hạt nhân mới.
Theo Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí hạt nhân, kể từ khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, chỉ có một số quốc gia thử nghiệm vũ khí hạt nhân: Mỹ lần cuối năm 1992, Trung Quốc và Pháp lần cuối năm 1996, Ấn Độ và Pakistan năm 1998, và Triều Tiên lần cuối năm 2017. Liên Xô thử nghiệm lần cuối vào năm 1990.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars của Nga có tầm bắn 12.000km và có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân. Ảnh Reuters.
Tổng thống Nga là người ra quyết định cuối cùng trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga, cả vũ khí hạt nhân chiến lược và phi chiến lược.
“Chiếc cặp hạt nhân”, hay “Cheget” (được đặt theo tên của Núi Cheget ở dãy núi Kavkaz), luôn ở bên cạnh Tổng thống. Bộ trưởng Quốc phòng Nga, hiện nay là ông Sergey Shoigu và Tổng tham mưu trưởng, hiện là ông Valery Gerasimov, cũng được cho là có những chiếc cặp như vậy.
Về cơ bản, chiếc cặp là một công cụ liên lạc liên kết Tổng thống với các chỉ huy quân sự hàng đầu và từ đó kết nối với các lực lượng tên lửa thông qua mạng chỉ huy và kiểm soát điện tử cực kỳ bí mật có tên “Kazbek”. Kazbek hỗ trợ một hệ thống khác được gọi là “Kavkaz”.
Một đoạn phim do kênh truyền hình Zvezda của Nga chiếu vào năm 2019 cho thấy, những gì được cho là “một trong những chiếc cặp có một loạt nút”. Có hai nút chính: nút “phóng” màu trắng và nút “hủy” màu đỏ. Theo Zvezda, chiếc cặp được kích hoạt bằng một chiếc thẻ đặc biệt.
Nếu Nga thấy rằng họ phải đối mặt với một cuộc tấn công hạt nhân chiến lược, Tổng thống, thông qua những chiếc cặp, sẽ gửi lệnh phóng trực tiếp tới bộ chỉ huy tổng tham mưu và các đơn vị chỉ huy dự bị, những đơn vị nắm giữ mã hạt nhân.
Nhiều quan chức phương Tây cho đến nay vẫn lo ngại Nga sẽ phản ứng mạnh nếu Ukraine tiến quân vào Crimea. Moscow nhiều lần tuyên bố sẽ bảo vệ các vùng lãnh thổ đã sáp nhập bằng mọi phương tiện sẵn có, kể cả vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, tướng
Valerii Zaluzhnyi nói rằng ngay khi có đủ vũ khí và phương tiện cần thiết, Ukraine sẽ hành động. Ông nhấn mạnh: “Tôi không quan tâm tới ý kiến người khác. Không ai có thể ngăn cản tôi”.
Ngoài ra, trong bài trả lời phỏng vấn, ông Zaluzhnyi cũng tỏ ra bức xúc với các điều kiện của phương Tây về việc
Ukraine không được dùng vũ khí được viện trợ để tấn công vào lãnh thổ Nga do lo ngại xung đột leo thang. Vị tướng tuyên bố có thể sẽ dùng vũ khí Ukraine tự sản xuất trong nước để thực hiện việc đó.
Trong khi đó, Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine tuyên bố lực lượng nước này tiếp tục tiến lên ở phía nam thành phố Bakhmut. Tổng thống
Volodymyr Zelensky hôm nay cảnh báo Nga đang dồn mọi nguồn lực vào chiến dịch ngăn chặn quân đội của Kyiv thực hiện cuộc phản công.
Thông tin này xuất hiện giữa lúc chính quyền Kyiv thừa nhận quân đội của họ tiến lên “không quá nhanh” trong chiến dịch
phản công nhằm chiếm lại lãnh thổ ở phía đông và nam đất nước từ lực lượng Nga.
Lầu Năm Góc và quân đội Ukraine xác nhận đạn chùm (còn được gọi là bom chùm) của Mỹ đã đến tay lực lượng Ukraine, một tuần sau khi Mỹ tuyên bố sẽ cung cấp loại vũ khí này trong gói hỗ trợ quân sự mới trị giá 800 triệu USD, theo Reuters.
Các quan chức Ukraine tuyên bố việc triển khai đạn chùm là phù hợp trong bối cảnh lực lượng Nga đã đặt mìn ở nhiều nơi trên lãnh thổ mà họ đang kiểm soát tại Ukraine.
Ông Valeryi Shershen, người phát ngôn quân khu miền nam Ukraine, cho biết loại vũ khí này sẽ được sử dụng một cách hạn chế trong khuôn khổ luật pháp, và “chỉ phục vụ việc giành lại các vùng lãnh thổ” của Ukraine.
Ông nói “Chúng sẽ không được sử dụng trên lãnh thổ Nga... Chúng sẽ chỉ được sử dụng ở những khu vực tập trung lực lượng quân sự Nga để chọc thủng phòng tuyến của đối phương”.
Dĩ nhiên, Nga phản đối mạnh mẽ việc Mỹ chuyển giao đạn chùm cho Ukraine và đã cảnh báo sẽ có biện pháp đáp trả tương xứng. Hãng tin TASS dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói: “Nga nhận thức được mối nguy hiểm mà đạn chùm gây ra cho dân thường. Đó là lý do tại sao Nga chưa bao giờ sử dụng chúng trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Tuy nhiên, nếu lực lượng vũ trang Ukraine quyết định sử dụng loại đạn này, Nga sẽ buộc phải đưa ra một câu trả lời tương xứng. Nhưng thực ra nó dùng đạn chùm từ đầu chiến cuộc"
Tờ The New York Times ngày 15.7 dẫn lời các quan chức và nhà phân tích quân sự cảnh báo đạn chùm có thể sẽ không giúp Ukraine ngay lập tức trong cuộc phản công trước Nga. Và việc Mỹ cung cấp bom chùm cho Ukraine được xem là một biện pháp câu giờ trong lúc Ukraine chưa thực sự đạt được kết quả nào khả quan.
Trong những ngày đầu tháng 6, những đợt tấn công đầu tiên của Ukraine vào tuyến phòng ngự của Nga đã dẫn đến tổn thất nhiều xe tăng và xe bọc thép do phương Tây cung cấp cho Nga. Những phân tích dựa trên hình ảnh sau đó cho thấy tổn thất còn lớn hơn nhận định ban đầu, biến đây thành một thất bại nặng nề khiến Ukraine phải xem xét lại chiến lược phản công.
Một báo cáo mới từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho rằng Ukraine đang dần vượt qua Nga về số lượng phương tiện thiết giáp hạng nặng này. Điều đó được cho là nhờ vào sự viện trợ kịp thời và hào phóng của các đồng minh phương Tây, Nga đang thua cuộc này rõ rệt. Và cái mồm doạ hạt nhân Nga cũng bớt đi.