Chả có thỏa thuận ngầm đéo nào ở đây cả, VN đã dự định rút lui từ những năm 1985 khi mà tình hình trong nước cũng như quốc tế khó khăn, LX thì đang có nguy cơ sụp đổ, trong nước thì lạm phát nghiêm trọng, nền kinh tế thì khó khăn, việc duy trì đội quân lớn ở 2 đầu đất nước là gánh nặng quá lớn nên việc cần làm là phải rút khỏi cuộc chiến. Giai đoạn 1984-1985 thì quân VN tổ chức cuộc tấn công lớn ở khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia, đánh thiệt hại lớn cho quân Khơ me đỏ và lực lượng này không còn là mối lo lắng cho chính quyền Hunxen nữa, sau chiến dịch này thì quân VN cũng rút dần về nước và đến năm 1989 thì rút hết để bàn giao cho chính quyền Hunxen và LHQ. Năm 1988 thì TQ nó hốt cú chót vì nó hiểu nếu ko nhanh thì VN sẽ cắm mốc ở các vị trí trên quần đảo Trường Sa, từ đó TQ sẽ khó mà có chỗ đứng đc ở quần đảo Trường Sa có ý nghĩa chiến lược với TQ. Giai đoạn trận Gạc ma là thời điểm tốt nhất để đánh khi mà VN thì đang kiệt quệ, nước bảo kê cho VN là LX thì đang trên đà sụp đổ, Mỹ thì nhắm mắt làm ngơ nên nếu ko đánh lúc này thì sau này ko có thời điểm nào tốt hơn vì họ hiểu VN lúc này cũng đang tìm cách nối quan hệ lại với Hoa Kỳ.
Mối quan hệ VN, TQ, LX, Mỹ là rất phức tạp, trận Gạc ma thì kẻ hưởng lợi lớn nhất lại là Mỹ vì họ đã tạo được 1 mối gợn trong mối quan hệ VN và TQ. Việc TQ chiếm Trường Sa là bắt buộc vì đây là cái cổ họng của họ, mất Trường Sa thì vận mệnh của TQ sẽ nằm trong tay của nước khác nên họ buộc phải chiếm. Cái lợi của TQ chỉ là cái trước mắt còn Mỹ thì họ có cái lợi lâu dài là mâu thuẫn không thể bù đắp trong quan hệ Việt Trung, đến tận bây giờ nó vẫn luôn là vấn đề trong quan hệ giữa 2 nước. LX thì bỏ đi rồi, mất điểm hoàn toàn, còn VN thì mất đảo là thiệt rồi.